03/04/2024

3985

Ngành Quản trị nhân lực

Quản trị nhân lực là một trong những chuyên ngành “hút” thí sinh của trường Đại học Đại Nam. Tại sao ngành học này lại được sĩ tử quan tâm như vậy? Học ngành Quản trị nhân lực ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu? Cần những tố chất gì để theo học ngành Quản trị nhân lực?...

Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mã ngành: 7340404

Tổ hợp xét tuyển:

  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • A01: Toán, Lý, Anh
  • D01: Toán, Văn, Anh
  • D07: Toán, Hóa, Anh

Thời gian đào tạo: 3 năm (9 kỳ)

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Sinh viên nhận bằng Cử nhân Quản trị nhân lực sau khi tốt nghiệp.

1. Ngành Quản trị nhân lực là gì?

Ngành Quản trị nhân lực (Human Resource Management) là nghệ thuật thu hút, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và giữ chân nhân tài, góp phần tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả và năng suất

Ngành Quản trị nhân lực là ngành đào tạo chuyên sâu về Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. Sinh viên được trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể thực hiện các công việc thực tế của nghề nhân sự như: hoạch định nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, công tác quy hoạch cán bộ, xây dựng chế độ đãi ngộ...

2. Ngành Quản trị nhân lực học gì?

Bên cạnh kiến thức chuyên môn của ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên theo học chuyên ngành Quản trị nhân lực sẽ được đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. Sinh viên được trang bị kiến thức để có thể thực hiện các công việc thực tế của nghề nhân sự như: hoạch định nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, công tác quy hoạch cán bộ, xây dựng chế độ đãi ngộ…

Ngoài ra, người học còn được trang bị các kỹ năng mềm bổ trợ trong quá trình làm việc sau này như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, truyền đạt thông tin; kỹ năng lắng nghe, kiểm soát cảm xúc; kỹ năng làm việc nhóm, tiếng Anh, tin học văn phòng…

3. Nhu cầu nhân lực ngành Quản trị nhân lực

Theo số liệu của cục Thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động với 49 triệu người lao động. Điều này kéo theo nhu cầu sử dụng lên đến hơn 50.000 nhà quản trị nhân lực.

Có thể nhận định ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai, ngành Quản trị nhân lực vẫn cần một nguồn cung ứng nhân lực vô cùng lớn.

4. Học Quản trị nhân lực ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?

Làm gì?

Sinh viên ngành Quản trị nhân lực ra trường có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:

  • Chuyên viên tuyển dụng: Tìm kiếm, thu hút và đánh giá ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng.
  • Chuyên viên đào tạo và phát triển: Thiết kế và triển khai chương trình đào tạo, phát triển năng lực cho nhân viên
  • Chuyên viên quản lý quan hệ lao động: Xử lý các vấn đề liên quan đến luật lao động, chế độ đãi ngộ, tranh chấp lao động.
  • Chuyên viên tư vấn nhân sự: Cung cấp tư vấn về chiến lược nhân sự, quản lý hiệu quả công việc, xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
  • Giảng viên: Giảng dạy trong các trường Đại học, cao đẳng,…

Ở đâu?

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Quản trị nhân lực có thể làm việc tại các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước:

  • Doanh nghiệp: Các công ty, tập đoàn trong mọi lĩnh vực, từ sản xuất, dịch vụ đến phi lợi nhuận.
  • Cơ quan nhà nước: Các bộ ban ngành, cơ quan chính quyền các cấp.
  • Tổ chức phi chính phủ: Các tổ chức phi lợi nhuận, quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nhân sự.
  • Công ty tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn về quản trị nhân sự cho doanh nghiệp nhân lực

Lương bao nhiêu?

Mức lương khởi điểm cho sinh viên mới tốt nghiệp ngành Quản trị Nhân lực dao động từ 10 - 12 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, con số này sẽ thay đổi tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và vị trí tuyển dụng cụ thể. Đối với sinh viên có năng lực xuất sắc, thành tích học tập tốt và có kinh nghiệm thực tập, mức lương khởi điểm có thể cao hơn 12 triệu đồng/tháng.

Về tiềm năng phát triển, ngành Quản trị Nhân lực mang đến cơ hội thăng tiến rộng mở cho những ai đam mê và nỗ lực. Với các vị trí quản lý, chuyên gia cao cấp, mức lương có thể lên đến vài chục triệu đồng/tháng.

5. Những tố chất phù hợp với ngành Quản trị nhân lực

  • Có lòng đam mê và trách nhiệm với nghề nghiệp
  • Kỹ năng giao tiếp và thiết lập mối quan hệ
  • Biết lắng nghe
  • Có tầm nhìn sáng suốt
  • Bình tĩnh trong việc đưa ra quyết định

6. Tại sao nên học ngành Quản trị nhân lực tại Đại học Đại Nam?

1. Thời gian đào tạo ngắn

Sinh viên ngành Quản trị nhân lực trường Đại học Đại Nam học trong 03 năm (9 kỳ) và tập trung chủ yếu vào các học phần cốt lõi của chuyên ngành.

Sinh viên ngành Quản trị nhân lực ra trường sớm 01 năm được hưởng lợi về cơ hội việc làm, có mức thu nhập tốt, tiết kiệm được chi phí sinh hoạt; tiết kiệm thời gian học lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (nếu có nhu cầu).

2. Chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn

Chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực chú trọng tính thực tiễn, với 70% thời lượng đào tạo dành cho các hoạt động trải nghiệm thực tế, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.

Ngay từ năm thứ nhất, sinh viên được trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp lớn là đối tác chiến lược của Nhà trường; giao lưu, chia sẻ trực tiếp cùng các chuyên gia trong lĩnh vực thông qua các chương trình talkshow, hội thảo... Từ năm thứ 2 và đặc biệt là năm thứ 3, sinh viên được thực tập thực tế tại doanh nghiệp.

Những sinh viên giỏi, có kỹ năng và thái độ làm việc chuyên nghiệp có cơ hội được doanh nghiệp tuyển dụng ngay trong thời gian thực tập với mức thu nhập cao.

3. Đào tạo bởi đội ngũ giảng viên giỏi, tâm huyết

Sinh viên ngành Quản trị nhân lực được đào tạo bởi đội ngũ giảng viên giỏi, được đào tạo bài bản tại các trường đại học nổi tiếng trong nước và quốc tế; có nhiều năm kinh nghiệm thực chiến tại các doanh nghiệp lớn. Đứng đầu là PGS, TS. Phạm Thị Liên – Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo khối ngành Kinh tế, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh.

Đội ngũ giảng viên ngành Quản trị nhân lực chào đón tân sinh viên K18 gia nhập ngôi nhà chung Đại học Đại Nam.

4. Môi trường học tập năng động, hiện đại, minh bạch, cam kết không tăng học phí trong cả khóa đào tạo

Sinh viên trường Đại học Đại Nam được học tập trong môi trường năng động, hiện đại, giàu trải nghiệm, đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển toàn diện cho sinh viên.

Được học tập trong môi trường năng động, hiện đại, xanh – sạch – đẹp.

Trang thiết bị học tập mới tinh, hiện đại.

Giảng đường dốc tiện nghi, đáp ứng mọi nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên.

Thỏa sức học tập, nghiên cứu tại thư hiện hiện đại, được trang bị hơn 10.000 đầu sách và các trang thiết bị tiện nghi.

Sinh viên được đẩy mạnh nghiên cứu khoa học.

Trường Đại học Đại Nam cam kết minh bạch trong quá trình đào tạo, học thật – thi thật; quyết liệt và xử lý kịp thời các trường hợp học hộ, thi hộ; đảm bảo mọi quyền lợi và sự công bằng cho người học.

Đặc biệt, Nhà trường cam kết không tăng học phí suốt 03 năm học. Hiện tại, học phí của chuyên ngành Quản trị nhân lực là 13,5 triệu đồng/kỳ.

5. Phát triển toàn diện Đức – Trí – Thể - Mỹ

Sinh viên được rèn thái độ, chuẩn kỹ năng thông qua chương trình đào tạo và phát triển Kỹ năng mềm chỉ có tại Đại học Đại Nam; tham gia các khóa học bổ trợ kiến thức, kỹ năng nghề do các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp trực tiếp đứng lớp...

Trải nghiệm chương trình đào tạo Kỹ năng mềm có 1-0-2 tại Đại học Đại Nam.

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Quản trị nhân lực còn được tham gia các hoạt động phong trào ý nghĩa, có tính trách nhiệm xã hội cao như: Tấm bánh nghĩa tình, hội trại truyền thống, hiến máu nhân đạo, từ thiện, hoạt động tình nguyện... Đồng thời được thỏa sức thể hiện tài năng, sở trường tại hơn 30 CLB sinh viên của Nhà trường.

Lan tỏa tình yêu thương, trách nhiệm cộng đồng cùng chương trình “Tấm bánh nghĩa tình”.

Bung sức trẻ tại chương trình Gala Chào tân sinh viên.

6. Hệ sinh thái học tập 6 giá trị cốt lõi giúp sinh viên phát triển toàn diện

Một là, chương trình đào tạo dạy kiến thức cốt lõi nhưng tiên tiến, rèn luyện tính tự học của sinh viên; trải nghiệm tối đa giữa học và hành tại doanh nghiệp giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt kiến thức, có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.

Hai là, giảm áp lực thi cử bằng các hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt phù hợp năng lực người học và yêu cầu xã hội. Từng bước ứng dụng công nghệ để sinh viên có thể học và thi mọi lúc, mọi nơi bằng máy tính và smartphone.

Ba là, hỗ trợ học bổng cho sinh viên đạt kết quả học tập cao và hỗ trợ tài chính khi sinh viên trải nghiệm tại doanh nghiệp.

Bốn là, sinh viên được học tập, rèn luyện kỷ luật và thái độ tích cực thông qua chương trình giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Năm là, sinh viên được lựa chọn học các môn thể thao mình yêu thích để tạo thói quen tập luyện và khỏe đẹp suốt đời: Võ tự vệ, Yoga, Dancing, DanceSport…

Sáu là, trung tâm “Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên” của Nhà trường hỗ trợ 100% sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường.

7. Trưởng khoa là ai?

Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh là PGS, TS. Phạm Thị Liên – Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo khối ngành Kinh tế, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh.

Cô Phạm Thị Liên tốt nghiệp Cử nhân ngành Thương mại tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (năm 1995); Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Phát triển tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và The ISS, Hà Lan (năm 1999); Tiến sĩ ngành Quản trị tại Trường Đại học Macquarie, Australia (năm 2010).

Cô có nhiều năm kinh nghiệm làm quản lý và lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Cô là thành viên, chủ nhiệm 03 đề tài nghiên cứu khoa học, 05 giáo trình và 39 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế.

8. Chính sách học bổng – học phí

Học phí của ngành Quản trị nhân lực hiện là 13,5 triệu đồng/kỳ. Học phí này được giữ nguyên suốt quá trình đào tạo.

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam (mã trường DDN) dành quỹ học bổng 55 tỷ đồng với 07 chương trình học bổng cho tân sinh viên K18.

Cụ thể:

  • Học bổng Tài năng 50-100% học phí toàn khóa học (trị giá từ 60.5 - 576 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
  • Học bổng Khuyến khích 100% học phí học kỳ 1 năm học 2024 – 2025 (trị giá từ 11 - 32  triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
  • Học bổng Giáo dục – Y tế từ 10 – 30 triệu đồng.
  • Học bổng tiếp sức từ 20-30% học phí kỳ 1 năm học 2024 – 2025.
  • Học bổng Khuyến tài từ 50 – 100% học phí kỳ 1 năm học 2024 – 2025.
  • Học bổng “Người Đại Nam” từ 10-30% học phí toàn khóa học (trị giá từ 12.1 - 172.8 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
  • Học bổng “Tự hào Hà Đông” 10% học phí kỳ 1 năm học 2024-2025

9. Phương thức xét tuyển

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 120 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Quản trị nhân lực (mã ngành: 7340404) theo 3 phương thức xét tuyển.

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY