20/03/2024

1405

Ngành Kinh tế xây dựng

Ngành Kinh tế Xây dựng là một lĩnh vực quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của bất kỳ quốc gia nào. Ngành học này tập trung vào việc ứng dụng các nguyên tắc kinh tế, tài chính và quản lý vào lĩnh vực xây dựng, nhằm đảm bảo hiệu quả, tối ưu và bền vững cho các dự án.

Tuy nhiên, nhiều sĩ tử vấn băn khoăn không biết nên học Kinh tế xây dựng ở đâu? Có nên học ngành Kinh tế xây dựng ở Đại học Đại Nam không?... Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn lý do nên học Kinh tế xây dựng ở Đại học Đại Nam.

Mã ngành: 7580301

Tổ hợp xét tuyển:

  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • A01: Toán, Lý, Anh
  • A10: Toán, Lý, GDCD
  • A11: Toán, Hóa, GDCD

Thời gian đào tạo: 4 năm (12 kỳ). 

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Sinh viên nhận bằng Kỹ sư sau khi tốt nghiệp.

1. Ngành Kinh tế xây dựng là gì?

Kinh tế xây dựng là sự kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng, với các công việc cụ thể như tài chính, kế toán, thống kê; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh toán quyết toán xây dựng công trình...

2. Ngành Kinh tế xây dựng học gì?

  • Sinh viên sẽ trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn về đầu tư các dự án bất động sản, xây dựng kế hoạch, quản lý và thẩm định chi phí của dự án,… Mọi kiến thức đều đảm bảo đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường hiện nay, nhất là của các doanh nghiệp xây dựng.
  • Sinh viên cũng sẽ được nâng cao nghiệp vụ hành nghề thực tiễn như tư vấn, biết lập kế hoạch chiến lược, marketing dự án xây dựng, tính toán, thống kê, triển khai kế hoạch trong xây dựng,…
  • Bên cạnh đó, sinh viên cũng được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, đàm phán, quản lý, thuyết trình,…

3. Nhu cầu nhân lực ngành Kinh tế xây dựng

Sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam đang mở ra cơ hội phát triển to lớn cho các ngành nghề, trong đó ngành Xây dựng được nhận định là một trong những lĩnh vực tiềm năng nhất. Theo nhận định từ Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nhu cầu xây dựng dự kiến sẽ tăng cao trong thời gian tới, kéo theo sự gia tăng về số lượng lao động trong ngành.

Ngành Xây dựng dự báo sẽ cần thêm 400.000 - 500.000 lao động mỗi năm. Với tốc độ phát triển như hiện nay, số lượng lao động làm việc trong ngành có thể đạt tới con số khoảng 12 - 13 triệu người vào năm 2030.

Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực ngành Xây dựng hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt là Kỹ sư Kinh tế xây dựng có trình độ và năng lực cao. Điều này mở ra cơ hội việc làm lớn cho sinh viên ngành Kinh tế xây dựng được đào tạo bài bản, tổng hợp, sát với yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng tại Đại học Đại Nam được xây dựng bám sát thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Sinh viên được kết nối với doanh nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường và được giới thiệu việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

4. Học ngành Kinh tế xây dựng ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?

Làm gì, ở đâu?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kinh tế xây dựng có nhiều lựa chọn về vị trí việc làm, như:

  • Chuyên viên làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng thuộc các bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư xây dựng với các công việc như lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng, phân tích hiệu quả đầu tư, lập, thẩm định và phê duyệt dự án, định giá xây dựng, xây dựng định mức khối lượng công việc và vật tư…
  • Cán bộ kinh tế kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp thi công xây dựng, doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đấu thầu…
  • Chuyên viên làm việc trong các viện nghiên cứu và các đơn vị chuyển giao công nghệ xây dựng, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng;
  • Giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực đầu tư xây dựng.

Lương bao nhiêu?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể nhận mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng Kỹ sư Kinh tế Xây dựng có mức thu nhập bình quân sau khi ra trường trong vòng 5 năm là 35 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này có thể cao hơn tùy vào chuyên môn, trình độ, kỹ năng và vị trí đảm nhận.

5. Những tố chất phù hợp với ngành Kinh tế xây dựng

  • Học tốt các môn Khoa học tự nhiên;
  • Thích tìm tòi, ham học hỏi;
  • Yêu thích ngành Xây dựng;
  • Có kỹ năng làm việc nhóm;
  • Có khả năng chịu áp lực công việc;
  • Tư duy độc lập và có khả năng chịu áp lực công việc.

6. Tại sao nên chọn ngành Kinh tế xây dựng tại trường Đại học Đại Nam

Thời gian đào tạo ngắn: 4 năm (12 kỳ)

Ra trường sớm giúp sinh viên tiết kiệm hàng trăm triệu đồng chi phí sinh hoạt; có nhiều thời gian trau dồi kinh nghiệm thực tế, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động; tiết kiệm thời gian học lên cao (nếu có nhu cầu).

Chương trình đào tạo khác biệt

- Chương trình đào tạo Kỹ sư Kinh tế xây dựng trường Đại học Đại Nam được thiết kế theo định hướng ứng dụng, trang bị cho người học kiến thức chuyên môn sâu về kinh tế - kỹ thuật và quản lý xây dựng; năng lực thực thi công việc thành thạo, phát triển toàn diện, thuần thục kỹ năng mềm cần thiết để sinh viên có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.

- Sinh viên được rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian…

- Tiếp cận công nghệ BIM giúp sinh viên nắm bắt xu hướng công nghệ và trở thành nguồn nhân lực linh hoạt, sẵn sàng đáp ứng các thách thức đa dạng trong lĩnh vực xây dựng

- Sinh viên ngành Kinh tế xây dựng được chăm sóc đến từng cá nhân, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy năng lực bản thân, có từng phương pháp riêng đối với từng nhóm sinh viên, giúp người học tiến bộ - Điều này không phải cơ sở đào tạo nào cũng làm được.

- Sinh viên được tham gia vào các khóa huấn luyện do các chuyên gia, giảng viên với kinh nghiệm thực tiễn cao, thực hành các dự án thực tế với mục tiêu bồi dưỡng ra đội ngũ Kỹ sư Kiến trúc sư chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và có mức thu nhập cao ngay sau khi ra trường.

Đội ngũ giảng viên giỏi, tận tâm

Đội ngũ giảng viên của ngành Kinh tế xây dựng bao gồm 5 Phó giáo sư, 11 Tiến sĩ và 28 Thạc sỹ. Họ không chỉ là những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế xây dựng mà còn là các nhà nghiên cứu đầy nhiệt huyết, có nhiều phương pháp giảng dạy sáng tạo và linh hoạt.

Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Cơ sở vật chất (hệ thống giảng đường, phòng máy tính, trung tâm khởi nghiệp, thư viện, khu thao trường quốc phòng an ninh, ký túc xá, căng tin…) hiện đại, đầy đủ tiện nghi đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học.

Hệ thống E.Learning cung cấp các bài giảng điện tử, các bài báo khoa học… thuộc nhiều chuyên ngành giúp sinh viên học tập đạt kết quả tốt nhất.

Ngoài ra, sinh viên còn được trải nghiệm thực tế tại các tập đoàn, doanh nghiệp kinh doanh quốc tế lớn.

Cơ hội thực hành, thực tập

Sinh viên được thực hành thực tiễn tại xưởng thực hành, doanh nghiệp, xí nghiệp từ năm thứ 2 và có một kỳ học trọn vẹn được thực hành tại doanh nghiệp trước khi làm đồ án tốt nghiệp.

Sinh viên được kết nối việc làm thêm đúng chuyên môn có thu nhập từ năm thứ 3

Với việc khoa không ngừng mở rộng hệ sinh thái doanh nghiệp hợp tác đào tạo, sinh viên có cơ hội được thực hành tại những doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn xây dựng TECCO; Công ty TSQ VN; Công ty Cổ phần ACC – 244; Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển số 18; Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dân dụng công nghiệp hạ tầng Hà Nội…

Trường Đại học Đại Nam ký kết hợp tác với CTCP ACC-244, mở rộng cơ hội thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Kinh tế xây dựng.

Công ty TSQ Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện để sinh viên ngành Kinh tế xây dựng trường Đại học Đại Nam đến thực hành, thực tập.

Môi trường học tập, trải nghiệm

Sinh viên ngành Kinh tế xây dựng trường Đại học Đại Nam được trải nghiệm môi trường đại học năng động, hiện đại, thân thiện và giàu trải nghiệm để phát triển bản thân một cách toàn diện. Trong quá trình học tập tạo trường, sinh viên được tham gia nhiều hoạt động phong trào như: Hội thao; hội trại; các chương trình đại nhạc hội; các hoạt động vì môi trường, vì cộng đồng; ngày hội việc làm; ngày hội sách...

Thông qua các trải nghiệm này, sinh viên có thêm nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế và bồi dưỡng thái độ sống tích cực, trách nhiệm nghề nghiệp.

7. Trưởng khoa là ai?

Trưởng khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng là PGS, TS. Nguyễn Văn Bảo.

Với kinh nghiệm gần 40 năm giảng dạy và hơn 20 năm đảm nhiệm công tác quản lý, PGS.TS. Nguyễn Văn Bảo đã có 06 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia; công bố 12 bài báo khoa học, báo cáo khoa học trên các tạp chí khoa học trong nước, 01 bài báo đăng trên tạp chí Scopus; là tác giả và đồng tác giả của 02 tài liệu giáo trình và 04 đầu sách chuyên ngành.

8. Chính sách học bổng – học phí

Trường Đại học Đại Nam cam kết không tăng học phí suốt 04 năm học. Hiện tại, học phí của ngành Kinh tế xây dựng 11 triệu đồng/năm.

Sinh viên ngành Kinh tế xây dựng trường Đại học Đại Nam có nhiều cơ hội nhận các loại học bổng: Học bổng khuyến tài; Học bổng thường niên dành cho sinh viên có học lực Khá, Giỏi; Học bổng doanh nghiệp; Học bổng của Khoa…

Bên cạnh đó, sinh viên hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình thực tập, trải nghiệm doanh nghiệp có hưởng lương thuộc tất cả các ngành đào tạo của nhà trường.

Bên cạnh đó, sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng du học và làm việc lâu dài tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan...

Đại Học Minnesota Duluth đã phát triển các chương trình học bổng, hỗ trợ sinh viên Đại Nam hoàn thành chương trình Cử nhân liên kết song bằng với mức chi phí hợp lý. Cụ thể, sinh viên Đại học Đại Nam sẽ được Minnesota Duluth tài trợ học bổng lên đến 5.000 USD/sinh viên/năm.

Đại học Đại Nam ký kết hợp tác cùng trường Đại học Creighton – Hoa Kỳ.

Chương trình du học tại Đài Loan 2+2 (2 năm đầu ở Đại học Đại Nam, 2 năm sau tại Đại học Đài loan) sẽ cấp học bổng 100% học phí trị giá 100.000 Đài tệ/năm (tương đương 80 triệu đồng/năm) và doanh nghiệp cấp sinh hoạt phí 10.000 Đài tệ/tháng (tương đương 8 triệu/tháng); Học bổng chương trình 3+1+1 cho sinh viên Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật xây dựng (nếu có nhu cầu) của trường Đại học Đại Nam. Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư sẽ được tiếp nhận làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Đài loan với mức lương khởi điểm 1000 USD/tháng.

9. Phương thức tuyển sinh

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Kinh tế xây dựng (mã ngành: 7580301) theo 3 phương thức xét tuyển.

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TẠI ĐÂY