04/04/2022

4990

Ngành Khoa học máy tính

Mã ngành: 7480101

Mã tổ hợp xét tuyển: A00 - A01 - A10 - D84

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình 4 năm học tại KHMT-DNU, sinh viên KHMT-DNU sẽ được cấp bằng Kỹ sư Khoa học máy tính.
Sau mỗi năm học, bắt đầu từ năm thứ nhất, nếu có nguyện vọng, sinh viên KHMT-DNU có thể học thêm 4 tuần để được cấp chứng chỉ “Lập trình viên”, năm thứ 2: “Chuyên viên quản trị”, năm thứ 3: “Quản lý dự án chuyên nghiệp”, năm thứ 4: “Công nghệ tri thức”, năm thứ 4 được cấp bằng: “Kỹ sư Khoa học máy tính” để có cơ hội việc làm có thu nhập cao hơn.

Thời gian đào tạo: 4 năm - 12 kỳ

Khoa học máy tính là gì?

Khoa học Máy tính (Computer science) là ngành nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán, quy trình và cách hoạt động của máy tính, cải thiện và nâng cao hiệu suất cho các thuật toán, công nghệ mới, giao tiếp giữa máy tính và con người. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên sâu tùy theo chuyên ngành mình lựa chọn như: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, Học máy (Machine Learning), Đồ họa và xử lý ảnh (Digital Image Processing),...

Mục tiêu đào tạo

Hiện nay, với sự phát triển của ngành CNTT và những định hướng phát triển của đất nước ta đối với ngành CNTT, thì ngành Khoa học máy tính đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các nền tảng nghiên cứu, phát triển các công nghệ trong tương lai, đặc biệt là những nghiên cứu ứng dụng thiết thực trong cuộc sống. Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Khoa học máy tính, Đại học Đại Nam sẽ đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính, có khả năng thiết kế các hệ thống xử lý tính toán phức tạp, các phần mềm có chất lượng khoa học và công nghệ cao, thử nghiệm, quản lý các hệ thống máy tính, các hệ thống tin học.

- Có khả năng triển khai xây dựng các hệ thống ứng dụng tin học và phân tích, thiết kế xây dựng các phần mềm có giá trị thực tiễn cao, có tính sáng tạo, đặc biệt là các ứng dụng thông minh dựa trên việc xử lý tri thức, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, xử lý và khai thác dữ liệu đa phương tiện.
- Có khả năng thiết lập các mục tiêu khả thi, lập kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế để hoàn thành công việc được giao.
- Có khả năng tự học học tập, phân tích độc lập và nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu về lĩnh vực Khoa học máy tính và các ứng dụng của khoa học máy tính trong Công nghệ thông tin; có thể tiếp tục học tập ở bậc đào tạo sau đại học.
- Có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức; có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống nghề nghiệp khác nhau.
- Có trình độ tiếng Anh tốt, có thể giao tiếp, làm việc với các chuyên gia nước ngoài.

Cơ hội nghề nghiệp

Khi khoa học máy tính đã và đang đáp ứng những nhu cầu cao trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, chẳng hạn như các tổ chức tài chính, các công ty tư vấn quản lý, các công ty phần mềm, các công ty truyền thông, kho dữ liệu, các công ty đa quốc gia (liên quan đến CNTT, dịch vụ tài chính và các tổ chức khác), các cơ quan chính phủ, các trường đại học và bệnh viện. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính, ĐH Đại Nam có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Kỹ sư phát triển ứng dụng AI;
- Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa, robot;
- Kiến trúc sư dữ liệu;
- Chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo;
- Lập trình viên tại các doanh nghiệp về CNTT;
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển các công nghệ tri thức, các sản phẩm mang tính thông minh;
- Chuyên viên xử lý ảnh, video và thực tại ảo;
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển các công nghệ, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên như: trợ lý ảo, từ điển, dịch tự động, … 
- Cán bộ giảng dạy, …

Những tố chất phù hợp với ngành Khoa học máy tính

- Có niềm đam mê công nghệ
- Khả năng tư duy khoa học, logic và óc phán đoán tốt 
- Cẩn thận, kiên nhẫn 
- Ham học hỏi, luôn cập nhật những kiến thức mới nhất với thái độ cầu thị
- Nhạy bén, tiếp cận nhanh và hứng thú với những công nghệ mới trong lĩnh vực khoa học máy tính

Cơ sở vật chất phục vụ thực hành, thực tập
Phòng học công nghệ, phòng thực hành, phòng Nghiên cứu, Phát triển Khoa học dữ liệu và AI, thư viện rộng rãi với nguồn học liệu phong phú, luôn được cập nhật, nhằm đáp ứng mục tiêu các giờ thực hành KHMT trong suốt quá trình đào tạo 4 năm học.

Điểm nổi bật/khác biệt trong chương trình đào tạo

Sinh viên sẽ được học từ cơ bản đến chuyên sâu về khoa học máy tính; có khả năng thiết kế các hệ thống xử lý tính toán phức tạp; có khả năng phát triển các thuật toán trí tuệ nhân tạo ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong Y học, Môi trường, Giáo dục, Kinh tế,…; phát triển các hệ thống dữ liệu lớn và các thuật toán phân tích, khai phá dữ liệu hỗ trợ ra quyết định kinh doanh, quản lý.

Trưởng khoa là ai?

TS. Trần Đăng Công tốt nghiệp tiến sĩ ngành Khoa học máy tính, chuyên ngành Lý thuyết và Phần mềm máy tính tại Trường Đại học Vũ Hán - Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Vũ Hán - Trung Quốc năm 2015, TS. Trần Đăng Công đã giảng dạy tại Học viện Khoa học Quân sự và các trường Đại học trong nước. TS. Trần Đăng Công đã có 03 đề tài cấp Nhà nước về Xây dựng hệ thống trao đổi thông tin về biển; Nghiên cứu tích hợp công nghệ 3S; Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu biển đảo, ...; công bố nhiều bài báo trên các tạp chí quốc tế uy tín.

TS. Trần Đăng Công trực tiếp phụ trách các học phần: Trí tuệ nhân tạo; Nhập môn an toàn, bảo mật thông tin; Hội nhập và Quản trị phần mềm doanh nghiệp; Công nghệ dữ liệu; Dịch vụ kết nối và Công nghệ nền tảng…

Đội ngũ giảng viên

Giàu kinh nghiệm, tâm huyết và tận tâm với nghề. 100% các giảng viên có trình độ Thạc sĩ trở lên, các PGS, TS nhiều kinh nghiệm giảng dạy, làm việc tại các trường đại học, học viện lớn trong và ngoài nước.

Cơ hội thực hành, thực tập

- Sinh viên được thực hành tại Phòng nghiên cứu và Phát triển Khoa học dữ liệu và AI trong suốt quá trình học (bắt đầu từ học kỳ 1 năm nhất).
- Thực tập tại các công ty hàng đầu về các lĩnh vực trong ngành Khoa học máy tính như:
•    Công ty Giải pháp Trí thông minh nhân tạo Việt Nam;
•    Công ty Cổ phần Công Nghệ Dữ Liệu Dagoras;
•    Công ty FIMO;
•    Công ty Cổ phần Seiko Ideas;
•    Công ty TNHH Fintech Nhật Bản;
•    Công ty cổ phần Công nghệ EVOTEK Việt Nam...
- Bên cạnh đó, sinh viên có cơ hội được nhận làm việc lâu dài tại công ty thực tập ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Mức lương sau khi tốt nghiệp

12-20 triệu đồng/ tháng. (Mức thu nhập này sẽ tăng rất nhanh theo năng lực và kinh nghiệm).

Địa điểm học tập

Số 1 Phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Môi trường trải nghiệm của sinh viên 

- Môi trường học tập hiện đại, năng động, thân thiện, giàu trải nghiệm hướng đến phát triển con người toàn diện. Hằng năm, sinh viên được tham gia nhiều hoạt động phong trào, trách nhiệm xã hội như: Tấm bánh nghĩa tình, hội trại truyền thống, từ thiện, hoạt động tình nguyện, hội thao…
- Gần 30 câu lạc bộ sinh viên hoạt động sôi nổi, đa dạng về thể loại và hình thức giúp sinh viên được thỏa sức thể hiện khả năng, sở thích, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ bạn bè.

Học phí ngành Khoa học máy tính

11.000.000/ kỳ (đóng theo kỳ, một năm có 3 kỳ)

 

Chính sách học bổng

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam (mã trường DDN) dành quỹ học bổng 55 tỷ đồng với 07 chương trình học bổng cho tân sinh viên K18.

Cụ thể:

  • Học bổng Tài năng 50-100% học phí toàn khóa học (trị giá từ 60.5 - 576 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
  • Học bổng Khuyến khích 100% học phí học kỳ 1 năm học 2024 – 2025 (trị giá từ 11 - 32  triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
  • Học bổng Giáo dục – Y tế từ 10 – 30 triệu đồng.
  • Học bổng tiếp sức từ 20-30% học phí kỳ 1 năm học 2024 – 2025.
  • Học bổng Khuyến tài từ 50 – 100% học phí kỳ 1 năm học 2024 – 2025.
  • Học bổng “Người Đại Nam” từ 10-30% học phí toàn khóa học (trị giá từ 12.1 - 172.8 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
  • Học bổng “Tự hào Hà Đông” 10% học phí kỳ 1 năm học 2024-2025

Phương thức tuyển sinh

Năm 2024, trường Đại học Đại Nam (mã trường DDN) tuyển sinh 100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Khoa học máy tính theo 03 phương thức xét tuyển.

Phương thức 1: sử dụng kết quả 3 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

Phương thức 2: sử dụng kết quả học bạ, điểm 3 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

Phương thức 3: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường.

>>> Đăng ký xét tuyển tại đây: https://xettuyen.dainam.edu.vn/