21/03/2024
2692
Mã ngành: 7310401
Tổ hợp xét tuyển:
Thời gian đào tạo: 3 năm (9 kỳ)
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Sinh viên nhận bằng Cử nhân Tâm lý học sau khi tốt nghiệp.
1. Ngành Tâm lý học là gì?
Ngành tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi của con người. Ngành Tâm lý học bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, như:
2. Ngành Tâm lý học học gì?
Theo học ngành Tâm lý học tại Trường Đại học Đại Nam, sinh viên có thể lựa chọn 1 trong 2 chuyên ngành: Tâm lý học Tham vấn – Trị liệu hoặc Tâm lý học Tổ chức – Công nghiệp.
Trong suốt 03 năm học, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức nền tảng về những vấn đề cơ bản trong Tâm lý học, các công cụ đo lường và đánh giá tâm lý… Ngoài ra, sinh viên cũng được cung cấp khối kiến thức đa dạng đối với từng chuyên ngành như: Tâm lý học lâm sàng, Tâm bệnh học, Tham vấn và Trị liệu tâm lý…; Tâm lý học về môi trường làm việc, Đào tạo và phát triển nhân sự, Quản lý và phát triển sự nghiệp…
Bên cạnh những kỹ năng mềm được Nhà trường chú trọng đào tạo trong quá trình học, sinh viên cũng được rèn giũa nhiều kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác trong quá trình thực hành, chẳng hạn như: kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kỹ năng thiết kế các hoạt động/dự án chăm sóc sức khỏe tinh thần, …
3. Nhu cầu nhân lực ngành Tâm lý học
Ông Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết: Nhu cầu nhân lực ngành tâm lý học trong thời gian tới rất cao. Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng của ngành này là hơn 1.000 người. Nhiều chuyên gia tâm lý đã thành công và thu hút được sự chú ý, tin tưởng của công chúng.
Tuy nhiên, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Điều này mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người theo đuổi lĩnh vực khoa học này.
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TẠI ĐÂY
4. Học Tâm lý học ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?
Làm gì, ở đâu?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học có nhiều lựa chọn công việc. Cụ thể:
Theo hướng Tâm lý học Tham vấn – Trị liệu
- Trợ lý tâm lý tại các trung tâm tham vấn, trị liệu;
- Kỹ thuật viên tâm lý tại bệnh viện có chuyên khoa Tâm lý lâm sàng, Tâm thần, Tâm bệnh hoặc bệnh viện chuyên khoa Tâm thần;
- Nhà tham vấn, trị liệu tâm lý độc lập;
- Chuyên viên tham vấn tâm lý học đường, chuyên viên tham vấn hướng nghiệp tại các trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, trung tâm, công ty, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe cộng đồng;
- Cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.
Theo hướng Tâm lý học Tổ chức – Công nghiệp
- Chuyên viên đào tạo nội bộ về kĩ năng cho cá nhân, nhóm và tổ chức
- Chuyên viên tư vấn quản trị tổ chức
- Nhà tâm lý độc lập tham gia vào tuyển dụng và đánh giá nhân sự của các tổ chức
- Nhà tâm lý tham vấn tại các doanh nghiệp, tổ chức;
- Người khởi nghiệp tự thành lập các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tâm lý học, xây dựng các dự án nhằm tối ưu hiệu suất lao động bền vững trong tổ chức hoặc sáng tạo nội dung về tâm lý ứng dụng trên các nền tảng mạng xã hội.
Ngoài ra, Cử nhân ngành Tâm lý học có thể đảm nhận các vị trí: Cán bộ giảng dạy tại cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học; nghiên cứu viên tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nhà nước có nghiên cứu và hỗ trợ tâm lý.
Lương bao nhiêu?
Mức lương khởi điểm dành cho Cử nhân ngành Tâm lý học dao động từ 8-12 triệu đồng/tháng. Mức lương sẽ tăng lên theo kinh nghiệm làm việc.
Sinh viên có kinh nghiệm thực tập hoặc làm việc trong lĩnh vực tâm lý học sẽ có cơ hội nhận được mức lương cao hơn.
5. Những tố chất phù hợp với ngành Tâm lý học
6. Tại sao nên học Tâm lý học tại Đại học Đại Nam?
Thời gian đào tạo ngắn: 03 năm (9 kỳ)
Thời lượng học được rút ngắn tạo ra sự linh hoạt mà vẫn đảm bảo người học được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Chương trình đào tạo gắn liền lý thuyết với thực hành, thực tiễn
Trường Đại học Đại Nam tập trung đào tạo ngành Tâm lý học với 2 chuyên ngành chính là: Tâm lý học Tham vấn – Trị liệu và Tâm lý học Tổ chức – Công nghiệp.
Chương trình đào tạo gắn liền lý thuyết với thực hành, thực tế. Sinh viên được tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo, seminar, webinar... do các chuyên gia, giảng viên với kinh nghiệm thực tiễn cao đảm nhận. Đồng thời, sinh viên còn có cơ hội nghiên cứu, thực hành thực tế, thực tập thông qua tham gia vào các dự án của các tổ chức dân sự xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm, doanh nghiệp và được giới thiệu việc làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Phòng Tham vấn Tâm lý do Nhà trường triển khai như một không gian để hỗ trợ tâm lý và tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, tìm hiểu về các công việc của ngành trong suốt quá trình học. Phòng tổ chức nhiều chương trình giáo dục, phòng ngừa theo chủ đề, chủ điểm trong suốt năm học. Do đó, người học sẽ có nhiều cơ hội được quan sát, học hỏi, trải nghiệm, thực hành sớm dưới sự hướng dẫn, giám sát của các chuyên gia trong suốt quá trình rèn nghề.
Thực tập tại các đơn vị uy tín
Sinh viên ngành Tâm lý học trường Đại học Đại Nam có nhiều cơ hội thực tập tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa về tâm thần; phòng tham vấn học đường của các trường liên cấp tư thục, quốc tế cũng như nhiều tổ chức, doanh nghiệp uy tín; các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ Quốc tế và Việt Nam...
Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành
Đội ngũ giảng viên là các Phó Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành. Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của Khoa đều có trình độ Thạc sĩ trở lên, được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành từ nhiều trường đại học danh tiếng trong nước và quốc tế.
Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Cơ sở vật chất (hệ thống giảng đường, phòng máy tính, trung tâm khởi nghiệp, thư viện, khu thao trường quốc phòng an ninh, ký túc xá, căng tin…) hiện đại, đầy đủ tiện nghi đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học.
Tòa nhà Trung tâm Khởi nghiệp – nơi thực hành, thực chiến của sinh viên trường Đại học Đại Nam.
Hệ thống E.Learning cung cấp các bài giảng điện tử, các bài báo khoa học… thuộc nhiều chuyên ngành giúp sinh viên học tập đạt kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, sinh viên còn được trải nghiệm thực tế tại các tập đoàn, doanh nghiệp kinh doanh quốc tế lớn.
Môi trường học tập năng động, tích cực
Sinh viên được đào tạo để phát triển toàn diện về: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, CNTT, kỹ năng mềm, thái độ sống chuẩn mực, tính kỷ luật, thói quen rèn luyện sức khỏe suốt đời.
7. Trưởng khoa là ai?
Trưởng khoa Tâm lý và Khoa học Giáo dục là TS. Phạm Thị Hồng Phương. Cô có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy các bộ môn Tâm lý học và Công tác xã hội; là đối tác với vai trò chuyên gia thực hiện, triển khai nhiều dự án xã hội của các tổ chức phi chính phủ Quốc tế như Save the Children, Plan International Vietnam, Childfund, World Vision,…
TS. Phạm Thị Hồng Phương có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tham vấn tâm lý về các vấn đề về tình yêu, hôn nhân gia đình, bạo lực gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên và là chuyên gia đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp cho thanh niên và sinh viên.
8. Chính sách học bổng – học phí
Học phí của ngành Tâm lý học hiện là 13,5 triệu đồng/kỳ. Học phí này được giữ nguyên suốt quá trình đào tạo.
Sinh viên ngành Tâm lý học trường Đại học Đại Nam có nhiều cơ hội nhận các loại học bổng: Học bổng khuyến tài; Học bổng thường niên dành cho sinh viên có học lực Khá, Giỏi; Học bổng doanh nghiệp; Học bổng của Khoa…
Bên cạnh đó, sinh viên hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình thực tập, trải nghiệm doanh nghiệp có hưởng lương thuộc tất cả các ngành đào tạo của nhà trường.
Ngoài ra, sinh viên trường Đại học Đại Nam có nhiều cơ hội nhận học bổng du học và làm việc lâu dài tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan...
9. Phương thức xét tuyển
Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 50 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Tâm lý học (mã ngành: 7310401) theo 3 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.