10/04/2024

74

Ngành Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin là một trong những ngành mũi nhọn trong thời đại thông tin số, mở ra nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập “khủng” cho giới trẻ. Cụ thể ngành Hệ thống thông tin là gì? Học Hệ thống thông tin ra trường làm gì, lương bao nhiêu?... Cùng tìm hiểu nhé!

Mã ngành: 7480104

Tổ hợp xét tuyển:

  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • A01: Toán, Lý, Anh
  • D01: Toán, Văn, Anh
  • D07: Toán, Hóa, Anh

Thời gian đào tạo: 3,5 năm (11 kỳ).

Giá trị bằng cấp: Sinh viên nhận bằng Cử nhân Hệ thống thông tin sau khi ra trường.

1. Ngành Hệ thống thông tin là gì?

Ngành Hệ thống thông tin (Information Systems - IS) là một lĩnh vực liên ngành kết hợp giữa công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu và khoa học máy tính. Ngành học này tập trung vào việc thiết kế, phát triển, quản trị và khái thác vận hành các hệ thống thông tin để bảo đảm các tổ chức hoạt động an toàn, hiệu quả và tối ưu với nguồn lực của mình.

Theo học ngành Hệ thống thông tin, sinh viên được cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thiết kế, phát triển và quản trị các hệ thống thông tin an toàn, hiệu quả, tối ưu hóa hệ thống; đáp ứng được mọi yêu cầu của doanh nghiệp trong thời đại mới và nhu cầu của thị trường lao động.

2. Ngành Hệ thống thông tin học gì?

Chương trình cung cấp kiến thức rộng rãi về công nghệ thông tin và hệ thống, bao gồm cả phần cứng và phần mềm, mạng, cơ sở dữ liệu, an ninh mạng, và quản lý hệ thống. Đặc biệt tập trung vào việc thiết kế, quản trị an toàn, hiệu quả một hệ thống thông tin cho cơ quan, tổ chức từ đơn giản đến phức tạp.

Sinh viên được đào tạo về các lĩnh vực chính như kỹ thuật lập trình, thiết kế hệ thống, quản trị dữ liệu, an toàn-bảo mật, kiểm thử phần mềm, phát triển phần mềm và quản trị dự án, phân tích nghiệp vụ, giúp họ trở thành chuyên gia đa năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Các môn học được thiết kế dễ hiệu, tập trung vào kỹ năng cụ thể và áp dụng trực tiếp vào các vị trí việc làm, như lập trình viên, chuyên viên thiết kế hệ thống, chuyên viên quản trị dữ liệu, chuyên viên an ninh mạng, chuyên viên kiểm thử phần mềm, chuyên viên phát triển phần mềm và quản trị dự án, chuyên viên phân tích nghiệp vụ và nhiều vị trí việc làm phù hợp khác.

3. Nhu cầu nhân lực ngành Hệ thống thông tin

Trong bối cảnh hiện nay, có nhiều ngành công nghệ về máy tính phát triển thì việc đặt ra là cần có những chuyên viên chuyên nghiệp trong việc thiết kế, quản trị một hệ thống thông tin đang rất bức thiết. Một hệ thống được vận hành ổn định, an toàn và tối ưu sẽ được quyết định bởi chuyên viên có nghiệp vụ về hệ thống thông tin. Trên cơ sở đó các ngành khác sẽ được thiết kế và phát triển đáp ứng mô hình tổng thể của hệ thống thông tin nói trên.

Nhu cầu nhân lực cho ngành Hệ thống Thông tin tại Việt Nam đang tăng cao. Các tập đoàn, công ty đang đẩy mạnh việc "Chuyển đổi số" nhằm tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Do đó, nắm vững kiến thức chuyên ngành về thiết kế hệ thống thông tin, quản trị dữ liệu, phân tích nghiệp vụ sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn.

Nhu cầu nhân lực trong ngành Hệ thống Thông tin ở Việt Nam là khá lớn.

4. Học Hệ thống thông tin ra trường làm gì, lương bao nhiêu?

Làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, người học ngành Hệ thống thông tin có thể đảm nhận tốt các vị trí công việc sau:

- Chuyên viên kỹ thuật máy tính, quản trị mạng và hệ thống thông tin;

- Chuyên viên phân tích thiết kế và triển khai hệ thống thông tin;

- Chuyên viên phân tích, quản trị dữ liệu và bảo mật thông tin;

- Chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm;

- Chuyên viên kiểm thử phần mềm;

- Lập trình viên phần mềm;

- Chuyên viên quản lý dự án và tư vấn giải pháp về hệ thống thông tin;

- Nghiên cứu viên và giảng dạy trong các trường học.

Lương bao nhiêu?

Mức lương dành cho sinh viên mới tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin tương đối cao, dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.

Sau 3-5 năm, mức lương này có thể dao động từ 20 – 30 triệu đồng/tháng, tùy vào kỹ năng, kinh nghiệm và vị trí công việc mà bạn đảm nhận.

5. Những tố chất phù hợp với ngành Hệ thống thông tin

  • Đam mê với các công nghệ phần mềm
  • Luôn luôn chịu được áp lực trong công việc
  • Có khả năng sáng tạo và tư duy tốt
  • Cập nhật kiến thức mới, nhanh nhạy và nhạy bén
  • Luôn tỉ mỉ và chính xác trong công việc

6. Tại sao nên học ngành Hệ thống thông tin tại trường Đại học Đại Nam?

6.1. Thời gian đào tạo ngắn

Chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin chú trọng vào kiến thức chuyên ngành và hoàn thành trong 3,5 năm (11 kỳ).

Ra trường sớm giúp sinh viên nhanh chóng hội nhập vào thị trường lao động; mở rộng cơ hội thăng tiến; tiết kiệm hàng trăm triệu đồng chi phí sinh hoạt; tiết kiệm thời gian học lên cao.

6.2. Chương trình đào tạo gắn liền với doanh nghiệp

Chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin cung cấp kiến thức rộng rãi về công nghệ thông tin và hệ thống, bao gồm cả phần cứng và phần mềm, mạng, cơ sở dữ liệu, an ninh mạng, và quản lý hệ thống.

Chương trình đào tạo về quản lý hệ thống, từ việc thiết kế đến triển khai và duy trì, giúp sinh viên trở thành những chuyên gia quản lý hệ thống hiệu quả, chuyên gia đa năng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Sinh viên thường xuyên cập nhật những xu hướng công nghệ mới nhất, giúp họ có khả năng áp dụng công nghệ mới và nâng cao kỹ năng theo đúng sự phát triển của ngành.

Sinh viên ngành Hệ thống thông tin trường Đại học Đại Nam được thực hành, tại phòng Lab, xưởng thực hành ngay tại trường; thực tập tại các doanh nghiệp ngay từ năm nhất và xuyên suốt quá trình học tập.

Chương trình được xây dựng gắn liền với doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế; mở ra nhiều cơ hội thực tập và làm việc cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường.

6.3. Cơ hội thực tập và làm việc tại Đài Loan

Với mục tiêu mở rộng cánh cửa hội nhập quốc tế và cơ hội làm việc lâu dài tại nước ngoài, trường Đại học Đại Nam tiến hành ký kết hợp tác với các trường công nghệ hàng đầu Đài Loan như: trường Đại học KHKT Long Hoa, Đại học KHKT Minh Tân, Đại học KHKT Côn Sơn...

Chương trình đào tạo song bằng 2+2, 3+1 cho phép sinh viên Đại học Đại Nam học tại Việt Nam trong 2-3 năm đầu; từ năm thứ 2, thứ 3 sẽ chuyển sang học tại Đài Loan. Sinh viên có cơ hội nhận học bổng lên đến 100.000 đài tệ/năm (khoảng 80 triệu đồng); được các doanh nghiệp Đài Loan trợ cấp sinh hoạt 10.000 đài tệ/tháng (khoảng 8 triệu đồng), sắp xếp công việc thực tập và có thể hưởng mức lương 1.000 USD/tháng (khoảng 25 triệu đồng).

6.4. Được truyền lửa bởi đội ngũ giảng viên giỏi, tâm huyết

Khoa Công nghệ thông tin sở hữu đội ngũ giảng viên cơ hữu là các kỹ sư giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực chiến.

Cùng với đó là sự tham gia giảng dạy của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ có tiếng trong và ngoài nước; các nhà công nghệ, lãnh đạo doanh nghiệp CNTT.

Đội ngũ cố vấn học tập tận tâm, nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên 24/7.

6.5. Môi trường học tập tích cực, truyền cảm hứng

Môi trường học tập xanh – sạch – đẹp được bảo phủ bởi 4 mùa hoa trái.

Hệ thống wifi, camera an ninh phủ rộng trường; đảm bảo mọi điều kiện học tập, an ninh – an toàn cho sinh viên.

Hệ thống giảng đường khang trang.

Hội trường lớn đẳng cấp.

Thư viện với hơn 10.000 giáo trình, tài liệu.

Hệ thống phòng thực hành máy tính, xưởng thực tập CNTT, phòng Lab AI và IoT... hiện đại.

Hệ thống 05 sân bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền đáp ứng nhu mọi cầu rèn luyện thể dục thể thao của sinh viên.

Nhà thể chất với hệ thống ánh sáng, thông gió hiện đại.

6.6. Đa dạng các hoạt động ngoại khoá giúp sinh viên phát triển toàn diện, sống có trách nhiệm

Nâng cao trách nhiệm cộng đồng cùng chương trình Tấm bánh nghĩa tình...

Hội trại truyền thống giữ vững hành tinh xanh.

Nâng cao văn hóa đọc cùng Ngày hội sách.

“Bung” hết nhiệt huyết tuổi trẻ cùng Đại nhạc hội Chào tân sinh viên.

“Thăng hạng” kỹ năng với chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng mềm – “đặc sản” chỉ có tại DNU.

Rèn kỷ luật, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm cùng học kỳ quân sự với 28 ngày đêm đi lính ngay tại trường.

Nâng cao ý thức rèn luyện sức khỏe suốt đời cùng chương trình thể chất khác biệt – tự chọn các môn thể thao yêu thích như Dance, Võ tự vệ, Yoga, Bóng đá....

6.7. 100% sinh viên được hỗ trợ và kết nối việc làm

Doanh nghiệp đến tận trường phỏng vấn và tuyển dụng sinh viên DNU thông qua chương trình Ngày hội việc làm do Trung tâm “Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên” tổ chức.

6.8. Cam kết không tăng học phí:

Học phí của ngành Hệ thống thông tin là 11 triệu đồng/kỳ. Học phí này không tăng trong suốt 3,5 năm học của sinh viên K18.  

7. Trưởng khoa là ai?

Trưởng khoa Công nghệ thông tin là TS. Trần Đăng Công.

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Vũ Hán - Trung Quốc năm 2015, TS. Trần Đăng Công đã có nhiều đề tài cấp Nhà nước về Xây dựng hệ thống trao đổi thông tin, Nghiên cứu tích hợp công nghệ, Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu và đề tài các cấp...; công bố nhiều bài báo tạp chí quốc tế uy tín.

TS. Trần Đăng Công chính thức về công tác tại Trường Đại học Đại Nam với vai trò là giảng viên từ năm 2021 phụ trách các học phần thuộc khối Khoa học dữ liệu và công nghệ tích hợp như: Trí tuệ nhân tạo; an toàn, bảo mật thông tin; Công nghệ dữ liệu; Dịch vụ kết nối và Công nghệ nền tảng; Công nghệ tích hợp AI và IoT…

8. Chính sách học bổng

Năm học 2024 - 2025, trường Đại học Đại Nam (mã trường DDN) dành quỹ học bổng 55 tỷ đồng với 07 chương trình học bổng cho tân sinh viên K18.

Cụ thể:

  • Học bổng Tài năng 50-100% học phí toàn khóa học (trị giá từ 60.5 - 576 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
  • Học bổng Khuyến khích 100% học phí học kỳ 1 năm học 2024 – 2025 (trị giá từ 11 - 32  triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
  • Học bổng Giáo dục – Y tế từ 10 – 30 triệu đồng.
  • Học bổng tiếp sức từ 20-30% học phí kỳ 1 năm học 2024 – 2025.
  • Học bổng Khuyến tài từ 50 – 100% học phí kỳ 1 năm học 2024 – 2025.
  • Học bổng “Người Đại Nam” từ 10-30% học phí toàn khóa học (trị giá từ 12.1 - 172.8 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
  • Học bổng “Tự hào Hà Đông” 10% học phí kỳ 1 năm học 2024-2025.

Tân sinh viên K18 ngành Hệ thống thông tin có nhiều cơ hội nhận học bổng “khủng” của Nhà trường.

9. Phương thức xét tuyển

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Hệ thống thông tin theo 3 phương thức xét tuyển.

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY