10/03/2015

59251

Ngành Quan hệ công chúng

Mã ngành: 7320108

Quan hệ công chúng là gì?

Quan hệ công chúng (PR) được hiểu là việc thực hiện các công việc, chiến lược cụ thể nhằm thiết lập cầu nối giữa tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng, khách hàng (hiện tại và tiềm năng), nhà đầu tư, giới truyền thông… nhằm định hình, khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm hoặc đơn vị trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển.

Mục tiêu đào tạo

  • Trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên ngành vững vàng trong lĩnh vực PR như: vị trí của Quan hệ công chúng trong tổ chức, doanh nghiệp; hình thái của hoạt động PR; phương thức và bản chất PR trong nội bộ với cộng đồng; hiểu biết sâu về nhiệm vụ và hoạt động của PR cụ thể trong từng lĩnh vực…
  • Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo các kiến thức chuyên sâu về hoạt động truyền thông, hiểu rõ chức năng và vai trò của báo chí đối với xã hội, song song đó, còn hiểu thêm về các loại hình báo chí khác như báo nói, báo hình, báo in, báo trực tuyến; hiểu các quy trình hoạt động và sáng tạo truyền thông nhằm phục vụ cho PR. Người học có tư duy, phương pháp tác nghiệp của các loại hình  trong báo chí như phỏng vấn, phóng sự, viết tin….

Cơ hội nghề nghiệp

Tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng sinh viên có thể làm việc ở các vị trí như:

  • Chuyên viên PR: Làm các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ… tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ….
  • Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông…
  • Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: Đảm nhận các công việc như trợ lí phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị; trợ lí xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu.
  • Nghiên cứu và giảng dạy về PR trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lí giảng dạy,…

Những tố chất phù hợp với ngành Quan hệ công chúng

  • Giao tiếp tốt: tự tin trước đám đông, quyết đoán khi đàm phán, linh hoạt khi trao đổi công việc; khả năng viết lách nhuần nhuyễn, giàu sức thuyết phục.
  • Khả năng quan sát, phán đoán và xử lý vấn đề tốt.
  • Kiến thức xã hội sâu rộng, có trình độ ngoại ngữ và tin học.

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được trường Đại học Đại Nam cấp bằng Cử nhân theo phôi bằng của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Thời gian đào tạo: 3 năm.

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp    

Bằng cử nhân Quan hệ công chúng.

Cơ sở vật chất phục vụ thực hành, thực tập  

- Trường Đại học Đại Nam đã xây dựng Studio chuyên nghiệp với trang thiết bị hiện đại đảm bảo sinh viên sử dụng thuần thục các kỹ năng: đồ họa, dựng phim, biên tập ảnh, thiết kế bài thuyết trình, xây dựng các nội dung truyền thông, quay phim, xử lý âm thanh, ánh sáng… 

- Toà soạn Tạp chí Tự động hoá ngày nay đã ký hợp tác với trường Đại học Đại Nam đặt trụ sở ngay tại trường để sinh viên có thể thực hành tác nghiệp báo chí ngay từ năm đầu tiên.

- Sinh viên thường xuyên được thực hành truyền thông thông qua nội dung các học phần với các đơn vị đối tác chiến lược của khoa Truyền thông như: Vist Media, Báo Nông thông ngày nay/báo điện tử Dân Việt, VTC news, Đài truyền hình Việt Nam, Tạp chí Tự động hoá, Tập đoàn Viettel,...

Điểm nổi bật/khác biệt trong chương trình đào tạo

Theo khung chương trình chuẩn của bộ GD & ĐT với thời lượng thực hành lên đến 60% thời lượng môn học. Khoa chủ trương liên tục cập nhật chương trình đào tạo thông qua sự tham vấn của nhiều chuyên gia truyền thông chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng theo định hướng ứng dụng, thực hành, “cầm tay chỉ việc”. Sinh viên được đào tạo nhiều kỹ năng nghề nghiệp: kỹ năng dẫn chương trình, quay phim, dựng phim, chụp ảnh, sản xuất ấn phẩm truyền thông, tổ chức sự kiện, viết tin bài…

Trưởng khoa là ai?    

Trưởng khoa, TS. Trần Văn Lệ có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực báo chí - truyền thông, đặc biệt trong đào tạo truyền thông. Là một nhà nghiên cứu truyền thông chuyên nghiệp với 15 công trình nghiên cứu khoa học quốc tế, Thầy luôn là người có những nhận định sâu sắc và thiết thực về xu hướng truyền thông hiện đại. Với sự nhạy bén của mình, thầy vạch ra những định hướng đúng đắn, thức thời nhằm cung cấp kiến thức đào tạo mới mẻ, hấp dẫn, đáp ứng tối đa nhu cầu nhà tuyển dụng.

Đội ngũ giảng viên

- Giảng viên cơ hữu: bao gồm 12 PGS, TS và Th.S tốt nghiệp các chuyên ngành Báo chí – Truyền thông trong và ngoài nước.
- Giảng viên thỉnh giảng: bao gồm 28 PGS, TS, Th.S cùng những chuyên gia Truyền thông tại các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực báo chí – truyền thông.

Cơ hội thực hành, thực tập    

- Cơ hội đi thực tập tại các công ty & tập đoàn đa quốc gia; học tập tại Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc (3 tuần)
- Đi thực tế tại các Đài truyền hình, cơ quan báo chí, công ty truyền thông.
- Thực tập tại Công ty Truyền thông trực thuộc Khoa Truyền thông – Đại học Đại Nam.
- Nhà trường có các phòng đa chức năng như: Studio, phòng lab, các thiết bị máy ảnh, máy quay phục vụ cho các môn học nghiệp vụ.

Công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp    

- Chuyên viên PR: phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ… tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước & tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế & các tổ chức xã hội, phi chính phủ.
- Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông…
- Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng trong các công ty cung cấp dịch vụ truyền thông (Agency)
- Nghiên cứu và giảng dạy về PR trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lý giảng dạy,…

Nơi có thể làm việc sau khi tốt nghiệp    

Các cơ quan báo chí, Công ty tổ chức sự kiện, Doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, Tổ chức kinh tế, quốc tế & các tổ chức xã hội, phi chính phủ...

Mức lương sau khi tốt nghiệp:

Khởi điểm từ: 8-20 triệu/tháng.

Địa điểm học tập    

Số 1 Phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Trường có ký túc xá và các khu tiện ích không?   

- Ký túc xá tiện ích khép kín nằm ngay trong khuôn viên trường với 1400 chỗ có điều hòa, bình nóng lạnh. Bên cạnh là chuỗi nhà ăn, phòng thể chất, sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ phục vụ tốt nhất cho nhu cầu học tập, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của sinh viên.
- Hệ thống Thư viện sang trọng, hiện đại kết nối Internet tốc độ cao, giáo trình, tài liệu tham khảo phong phú.

Môi trường trải nghiệm của sinh viên như thế nào?    

- Môi trường học tập hiện đại, năng động, thân thiện, giàu trải nghiệm hướng đến phát triển con người toàn diện. Hằng năm, sinh viên được tham gia nhiều hoạt động phong trào, trách nhiệm xã hội như: Tấm bánh nghĩa tình, hội trại truyền thống, từ thiện, hoạt động tình nguyện, hội thao…

 - Gần 30 câu lạc bộ sinh viên hoạt động sôi nổi, đa dạng về thể loại và hình thức giúp sinh viên được thỏa sức thể hiện khả năng, sở thích, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ bạn bè.

Học phí ngành Quan hệ công chúng 

13,5 triệu đồng/kỳ (đóng theo kỳ, một năm có 3 kỳ)

Phương thức tuyển sinh, điểm chuẩn năm 2023

1/ Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2024:
•    Điểm chuẩn 2023: 15 điểm
2/ Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ THPT (Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình năm học lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 hoặc Tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn Xét tuyển ≥ 18 điểm)
•    Điểm chuẩn 2023: 18 điểm
3/ Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Ngành Quan hệ công chúng xét tuyển 4 tổ hợp môn:
1. Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00)
2. Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân (C19)
3. Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)
4. Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh (D15)

Hồ sơ xét tuyển học bạ gồm những gì?   

1. Đơn xin xét tuyển (theo mẫu của trường)
2. Học bạ THPT bản sao công chứng
3. Bản sao công chứng CCCD/CMND
4. Giấy CNTN tạm thời/ Bằng tốt nghiệp THPT bản sao công chứng

Cách thức đăng ký xét tuyển 

Đăng ký xét tuyển tại Website: https://xettuyen.dainam.edu.vn/
Điền hồ sơ online tại: http://hosoxettuyen/dainam.edu.vn/

Liên hệ   

Địa chỉ: Phòng Tuyển Sinh - Trường Đại học Đại Nam - Số 1 Phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội
- Hotlines/Zalo: 0961.595599 / 0931.595599 / 0971.595599
- Web: https://dainam.edu.vn
- Fanpage: Đại học Đại Nam hoặc Tuyển sinh Đại học Đại Nam

Phương thức xét tuyển

Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

Ngoài các điều kiện chung theo quy định, thí sinh đăng ký xét tuyển cần đáp ứng các điều kiện bắt buộc sau để được xét tuyển theo phương thức này:

  • Thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
  • Có kết quả thi đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng do Trường quy định sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023, riêng Khối ngành Sức khỏe do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

Ngoài điều kiện chung là thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương như trên, thí sinh phải: Có kết quả 03 môn xét tuyển từ kết quả học tập lớp 12 THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng:

  • Ngành Y khoa, Dược học phải có học lực lớp 12 xếp loại Giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên và tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển  ≥ 24 điểm.
  • Ngành Điều dưỡng phải có học lực lớp 12 xếp loại Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên và tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển đạt  ≥ 19,5 điểm.
  • Các ngành còn lại: tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.

Ngoài điều kiện chung là thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương như trên, thí sinh phải đạt một trong các quy định về xét tuyển thẳng được quy định tại Điều 8 Quy chế Tuyển sinh đại học của Trường Đại học Đại Nam.

Tham khảo: điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023 TẠI ĐÂY

Đăng ký xét tuyển trực tuyến: