19/03/2015

63470

Ngành Luật kinh tế

Mã ngành: 7380107

Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật về kinh tế, là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.

Mục tiêu đào tạo

  • Sinh viên ngành Luật kinh tế được cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
  • Trang bị kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý;… để đáp ứng yêu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp.
  • Cử nhân Luật tương lai có thể vận dụng chính xác, nhuần nhuyễn, linh hoạt các quy định pháp luật cũng như thủ tục tố tụng và giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp, tổ chức.

Cơ hội nghề nghiệp

Tốt nghiệp ngành Luật kinh tế sinh viên có thể làm việc ở các vị trí như:

  • Chuyên viên tư vấn pháp luật trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.
  • Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư trong các tổ chức dịch vụ pháp luật.
  • Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp.
  • Nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Luật kinh tế tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo….

Những tố chất phù hợp với ngành Luật kinh tế

  • Năng động, sáng tạo, có bản lĩnh vững vàng
  • Trung thực, khách quan, cẩn thận, chính xác
  • Có tư duy phân tích, tư duy phản biện và khả năng diễn đạt tốt
  • Đam mê với nghề luật và hứng thú với lĩnh vực kinh tế, thương mại

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được trường Đại học Đại Nam cấp bằng Cử nhân Luật kinh tế theo phôi bằng của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Thời gian đào tạo: 3 năm.

Cơ sở vật chất phục vụ thực hành, thực tập

Khoa liên tục tổ chức các chương trình hợp tác liên kết cho sinh viên thực tập tại những tổ chức hành nghề luật uy tín như: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Cục thi hành án dân sự TP Hà Nội, Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp,Tạp chí Tòa án nhân dân - Cơ quan của Tòa án Tối cao, Văn phòng luật sư An Gia, Văn phòng luật sư Ánh sáng công lý, Văn phòng luật sư Sơn Nga, Công ty TNHH Luật Thành Nghiệp và Công ty TNHH Luật Nguyên Đỗ…

Điểm nổi bật/khác biệt trong chương trình đào tạo

- Đào tạo ứng dụng gắn liền với thực tiễn. Kết hợp lý thuyết với các hoạt động mô phỏng, thực hành, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên bằng các Phiên tòa giả định, Phiên đấu giá; Ngày hội pháp luật,... qua sinh hoạt Câu lạc bộ Luật Khoa được tổ chức thường niên hàng tháng; Tham dự Phiên tòa thực tế dưới sự dẫn dắt của giảng viên...
- Liên tục tổ chức các chương trình Tọa đàm định hướng nghề nghiệp ngay từ những ngày đầu nhập học.

Đội ngũ giảng viên

- Đội ngũ giảng viên là các Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ giỏi chuyên môn và có kỹ năng sư phạm tốt.
- Giảng viên thỉnh giảng đến từ các trường: ĐH Luật Hà Nội, ĐH Ngoại Thương, ĐH Kiểm sát Hà Nội, Học viện An ninh...
- Các chuyên gia trong lĩnh vực Luật tham gia giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm thực tế. 

Trưởng khoa là ai? 

PGS. TS Phạm Văn Lợi - Trợ lý Chủ tịch Hội đồng Trường - Quản lý Khoa Luật
Kinh nghiệm giảng dạy: 35 năm
Kinh nghiệm thực tế:
- Tiến sĩ Luật học tại Cộng hòa Liên bang Nga (1994-1997)
- Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (1990-1994 & 1994-2000)
- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2000-2009)
- Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý môi trường - Tổng Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Từ 2009) 
Công trình nghiên cứu khoa học đã công bố:
- Chủ nhiệm 18 đề tài nghiên cứu cấp Bộ và cấp Nhà nước đã được công bố.
- Tác giả & chủ biên 27 đầu sách.
- Tác giả & thành viên của 44 bài báo đăng tải trên các tạp chí uy tín.
Phương châm giảng dạy: Làm những điều có lợi nhất, tốt nhất cho người học.

Mức lương sau khi tốt nghiệp
Khoảng 8 - 12 triệu/tháng (Tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm, năng lực làm việc mà mức lương có thể khác nhau)

Địa điểm học tập
Số 1 Phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.

Trường có ký túc xá và các khu tiện ích không?
- Ký túc xá tiện ích khép kín nằm ngay trong khuôn viên trường với 1400 chỗ có điều hòa, bình nóng lạnh. Bên cạnh là chuỗi nhà ăn, phòng thể chất, sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ phục vụ tốt nhất cho nhu cầu học tập, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của sinh viên.
- Hệ thống Thư viện sang trọng, hiện đại kết nối Internet tốc độ cao, giáo trình, tài liệu tham khảo phong phú.
Môi trường trải nghiệm của sinh viên 
- Môi trường học tập hiện đại, năng động, thân thiện, giàu trải nghiệm hướng đến phát triển con người toàn diện. Hằng năm, sinh viên được tham gia nhiều hoạt động phong trào, trách nhiệm xã hội như: Tấm bánh nghĩa tình, hội trại truyền thống, từ thiện, hoạt động tình nguyện, hội thao…
 - Gần 30 câu lạc bộ sinh viên hoạt động sôi nổi, đa dạng về thể loại và hình thức giúp sinh viên được thỏa sức thể hiện khả năng, sở thích, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ bạn bè.

Học phí ngành Luật kinh tế

13,5 triệu đồng/kỳ (đóng theo kỳ, một năm có 3 kỳ)

Phương thức tuyển sinh, điểm chuẩn năm 2023

1/ Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2024:
•    Điểm chuẩn 2023: 15 điểm
2/ Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ THPT (Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình năm học lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 hoặc Tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn Xét tuyển ≥ 18 điểm)
•    Điểm chuẩn 2023: 18 điểm
3/ Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Ngành Luật kinh tế xét tuyển 4 tổ hợp môn:
1. Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân (A08)
2. Toán, Địa lý, Giáo dục công dân (A09)
3. Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00)
4. Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân (C19)

Hồ sơ xét tuyển học bạ

1. Đơn xin xét tuyển (theo mẫu của trường)
2. Học bạ THPT bản sao công chứng
3. Bản sao công chứng CCCD/CMND
4. Giấy CNTN tạm thời/ Bằng tốt nghiệp THPT bản sao công chứng

Cách thức xét tuyển

Đăng ký xét tuyển tại Website: https://xettuyen.dainam.edu.vn/
Điền hồ sơ online tại: http://hosoxettuyen/dainam.edu.vn/

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Phòng Tuyển Sinh - Trường Đại học Đại Nam - Số 1 Phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội
- Hotlines/Zalo: 0961.595599 / 0931.595599 / 0971.595599
- Web: https://dainam.edu.vn
- Fanpage: Đại học Đại Nam hoặc Tuyển sinh Đại học Đại Nam

Phương thức xét tuyển

Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

Ngoài các điều kiện chung theo quy định, thí sinh đăng ký xét tuyển cần đáp ứng các điều kiện bắt buộc sau để được xét tuyển theo phương thức này:

  • Thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
  • Có kết quả thi đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng do Trường quy định sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023, riêng Khối ngành Sức khỏe do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

Ngoài điều kiện chung là thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương như trên, thí sinh phải: Có kết quả 03 môn xét tuyển từ kết quả học tập lớp 12 THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng:

  • Ngành Y khoa, Dược học phải có học lực lớp 12 xếp loại Giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên và tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển  ≥ 24 điểm.
  • Ngành Điều dưỡng phải có học lực lớp 12 xếp loại Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên và tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển đạt  ≥ 19,5 điểm.
  • Các ngành còn lại: tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.

Ngoài điều kiện chung là thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương như trên, thí sinh phải đạt một trong các quy định về xét tuyển thẳng được quy định tại Điều 8 Quy chế Tuyển sinh đại học của Trường Đại học Đại Nam.

Tham khảo: điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023 TẠI ĐÂY

 

Đăng ký xét tuyển trực tuyến: