1/3/2023

296

05 đặc trưng về đào tạo Công nghệ thông tin trường Đại học Đại Nam

Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành đào tạo mũi nhọn của trường Đại học Đại Nam, có số lượng sinh viên theo học rất lớn. Ngành học này thu hút sinh viên bởi cơ hội việc làm lớn, mức thu nhập cao, chương trình đào tạo đổi mới, phương pháp giảng dạy linh hoạt. Cùng tìm hiểu 05 đặc trưng đào tạo của khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Đại Nam nhé!

Chuẩn đầu ra bám sát nhu cầu thực tiễn

Định hướng ứng dụng công nghệ, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp là mục tiêu đào tạo của khoa CNTT trường Đại học Đại Nam. Do đó, chuẩn đầu ra của khoa CNTT tập trung đáp ứng các chuẩn đầu ra cho các vị trí công việc từ kỹ thuật viên IT đến lập trình viên và thiết kế hệ thống tại doanh nghiệp công nghệ.

Đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin ngay từ học kỳ đầu

Sinh viên CNTT trường Đại học Đại Nam được làm quen với chuyên ngành ngay từ học kỳ đầu tiên; kết hợp một cách khoa học với các nội dung cơ sở ngành, các học phần chính trị, ngoại ngữ.

Trong suốt quá trình học, sinh viên được rèn luyện kỹ năng lập trình, cài đặt hệ thống, sửa chữa thiết bị, xây dựng sản phẩm, tìm hiểu thử nghiệm công nghệ mới ít nhất một tuần 8 tiếng. Đây là điểm khác biệt của sinh viên CNTT Đại học Đại Nam.

Mức thu nhập của sinh viên IT DNU có thể lên đến 8 con số sau khi tốt nghiệp.

Các năm học đạt được theo các chuẩn chuyên ngành

Cụ thể:

Năm thứ nhất: sinh viên đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ cho các công việc về kỹ thuật CNTT.

Năm thứ hai: sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật lập trình.

Năm thứ ba: sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm đáp ứng yêu cầu về thiết kế và phân tích nghiệp vụ.

Năm thứ tư: sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm đáp ứng yêu cầu về thiết kế hệ thống, phát triển dự án và khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân công nghệ thông tin.

Khoa CNTT sở hữu đội ngũ giảng viên có trình độ cao, kinh nghiệm giảng dạy tốt và đã trải qua các vị trí kỹ thuật cao trong thực tiễn doanh nghiệp và cơ quan.

Các học kỳ sinh viên được học và thực tập tại xưởng thực hành tại trường

Các học phần tại xưởng sẽ cho sinh viên được làm học và thực hành các nội dung trực tiếp như thực hiện tại doanh nghiệp công nghệ thông tin. Nội dung các học phần tại xưởng là hội tụ kiến thức các học phần cụ thể nhằm sinh viên được trải nghiệm theo sản phẩn, dự án phù hợp.

Tại đây, các học phần sẽ được các Lãnh đạo doanh nghiệp công nghệ, các cán bộ kỹ thuật cao tham gia giảng dạy.

Hợp tác với nhiều đối tác là doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước

Với phương châm “đào tạo thực hành, thực chiến theo “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp”, khoa CNTT trường Đại học Đại Nam không ngừng mở rộng mạng lưới doanh nghiệp đối tác; tạo điều kiện tối đa cho sinh viên gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp. Từ đó giúp sinh viên hiểu biết về thị trường, yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp; nắm bắt sớm các xu hướng công nghệ, quy trình vận hành, phát triển của doanh nghiệp, có việc làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đại học Đại Nam đầu tư “khủng” cho trang thiết bị học tập để sinh viên thực hành ngay trên giảng đường.

Với những đặc trưng riêng về đào tạo, khoa CNTT Đại học Đại Nam là địa chỉ cung cấp nguồn nhân lực IT chất lượng cao, ngày càng bám sát và đáp ứng tốt nhu cầu cao nhân lực trong lĩnh vực đào tạo. Sinh viên trong quá trình đào tạo sẽ luôn được rèn luyện về sự năng động, kỹ năng mềm sẵn sàng và chủ động tham gia thị trường lao động về lĩnh vực công nghệ thông tin trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0.

Nhà trường, giảng viên khoa Công nghệ thông tin sẵn sàng chào đón và phục vụ giảng dạy, dẫn dắt các em sinh viên từ khi chưa tự tin đến tự tin, chưa sẵn sàng đến sẵn sàng học, chưa hiểu đến hiểu, chưa được thục luyện đến thục luyện, chưa thể nghiên cứu đến nghiên cứu, gia nhập lực lượng lao động công nghệ cao của xã hội hiện đại.

Môi trường học tập năng động, hiện đại.

04 phương thức xét tuyển vào ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Đại Nam:

  • Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển. Thí sinh phải tốt nghiệp THPT và có kết quả thi đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng do trường quy định sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT.
  • Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.
  • Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
  • Phương thức 4: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài.

ĐĂNG KÝ NỘP HỒ SƠ TRỰC TUYẾN: TẠI ĐÂY