27/7/2016

1782

Khoa Kế Toán Đại học Đại Nam: Đào tạo nhà thực hành về Kế Toán Kiểm Toán

Theo thống kê, có đến hơn 90% sinh viên Kế toán Đại học Đại Nam đã có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp trong vòng 3-6 tháng, có mức thu nhập ổn định. Có những trường hợp sau ba năm ra trường đã được bổ nhiệm chức vụ Kế toán trưởng, được doanh nghiệp đánh giá cao về năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Theo phản ánh lại từ một số nhà tuyển dụng, sinh viên Kế toán- Đại học Đại Nam đã rất tự tin trong quá trình phỏng vấn, sát hạch vào làm việc tại doanh nghiệp, vượt qua nhiều đối thủ đến từ các trường Đại học khác

Trong thời gian gần đây, tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường gia tăng đáng kể. Có một số ngành nghề sinh viên sau khi tốt nghiệp rất khó xin được việc làm đúng chuyên ngành. Ngành kế toán cũng không nằm ngoài xu hướng chung này của xã hội. Hiện trạng sinh viên kế toán thất nghiệp, làm trái ngành khá nhiều, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm của các trường Cao đẳng, Đại học vẫn lên đến hàng chục nghìn sinh viên, vì vậy nguồn cung ngày càng tăng. Vậy nhưng Ngành kế toán có thật sự thừa nhân lực? Theo kết quả điều tra của Công ty nhân sự Jobstreet vào tháng 3 năm 2016, tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực ngành Kế toán - Kiểm toán của các doanh nghiệp vẫn trong top 3 những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất.

>>> Xem thêm: 7 lý do nên học ngành Xây dựng
>>> Xem thêm: Khoa Quản trị Kinh doanh: Kiến thức thôi thì chưa đủ
 

Nguồn: theo nghiên cứu của Công ty nhân sự Jobstreet.com, tháng 3 năm 2016

Như vậy, thực tế ngành Kế toán - Kiểm toán dù nguồn cung cao, tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng nhu cầu tuyển dụng cũng cao? Vậy tại sao lại có nghịch lý như vậy?

Lý do sinh viên kế toán thất nghiệp?

Một trong những lý do cơ bản của tình trạng sinh viên thất nghiệp là “Thừa số lượng nhưng thiếu chất lượng”. Theo thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự cho bộ phận kế toán có đến 80% – 90% những sinh viên được tuyển dụng chưa có khả năng tiếp cận ngay được với công việc của một “Kế toán” thực sự.  

1. Sinh viên tốt nghiệp được trang bị khá đầy đủ về lý thuyết và nguyên tắc hạch toán kế toán nhưng lại không được thực hành nên kỹ năng làm việc hạn chế. Trong khi các doanh nghiệp thì lại muốn tuyển những người có thể làm công việc chuyên môn được ngay để giảm bớt chi phí và thời gian đào tạo lại.

2. Công việc của một kế toán viên thật sự ở Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là hạch toán đúng với quy định của chế độ kế toán và tuân thủ tốt chuẩn mực kế toán mà còn phải tuân thủ đúng các luật thuế và các luật chuyên ngành khác. Nhưng sinh viên thường không nắm chắc luật thuế và các luật chuyên ngành khác, không có khả năng vận dụng linh hoạt để xử lý sao cho có lợi nhất cho phía doanh nghiệp.

3. Số lượng học viên trong một lớp quá lớn (30 đến 100 sinh viên/lớp), trong khi đó chỉ có 1 giáo viên hướng dẫn nên việc đào tạo kỹ năng làm việc ở các trường là hết sức hạn chế.

4. Kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ còn thiếu và yếu

Khoa Kế toán Trường Đại học Đại Nam đã khắc phục những lý do trên như thế nào?

Khoa Kế toán, Trường Đại học Đại Nam ra đời cùng với việc thành lập Trường Đại học Đại Nam. Ngay từ khi thành lập, Khoa đã thu hút một số lượng lớn sinh viên theo học và tăng dần đều theo các năm. Tính đến nay, đã có hàng nghìn sinh viên Khoa Kế toán tốt nghiệp và làm việc ở các Doanh nghiệp, Ngân hàng, các tổ chức tài chính… được xã hội chấp nhận với mức thu nhập tương đối cao, đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

 Cùng với xu hướng tuyển dụng nhân lực Kế toán của xã hội và mục tiêu đào tạo của Nhà trường, chương trình đào tạo, giáo trình giảng dạy của khoa luôn được cập nhật mới nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của mọi loại hình doanh nghiệp. Mục tiêu của Khoa là đào tạo nhà thực hành về kế toán – kiểm toángiỏi nghề, giỏi kỹ năng làm việc” ngay từ khi các em sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường với phương châm “học đến đâu thực hành đến đó, lý thuyết đi đôi với thực tiễn tại doanh nghiệp”.  Khoa Kế toán, trường Đại học Đại Nam đã đưa ra những giải pháp thiết thực để giải quyết những lý do khiến sinh viên khó xin được việc làm đúng chuyên ngành như đã nói ở trên như sau:

1. Đưa mô hình thực tập Kế toán doanh nghiệp ảo ngay tại Trường Đại học vào thực hiện đối với sinh viên năm cuối. Với mô hình này, thay cho việc đi thực tập theo tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa” tại doanh nghiệp, sinh viên sẽ được trải nghiệm tất cả công việc của một kế toán viên ngay tại “doanh nghiệp ảo” do Nhà trường tổ chức và hướng dẫn thực hiện. Sinh viên được các giáo viên có kiến thức chuyên sâu cũng như kiến thức thực tế trực tiếp hướng dẫn, cầm tay chỉ việc. Sinh viên có thể làm thành thạo các công việc như: lập chứng từ, xử lý chứng từ, xử lý số liệu kế toán, phản ánh thông tin của doanh nghiệp lên sổ sách, lập báo cáo tài chính, kê khai thuế trên phần mềm HTKK… Chương trình còn tổ chức “Game kế toán” giúp sinh viên có tư duy sắp xếp, tổ chức công tác kế toán tại Doanh nghiệp một cách khoa học, hợp lý.
 

2. Chương trình đào tạo của Khoa giảm bớt những môn dạy lý thuyết hàn lâm, tăng những môn dạy kỹ năng thực hành, bổ sung các môn về luật kinh tế, pháp luật về kế toán, kiểm toán giúp sinh viên vận dụng tốt cho công việc sau khi ra trường.

3. Số lượng học viên trong mô hình thực tập kế toán ảo dưới 30 sinh viên/ lớp và được chia nhóm học tập 4-5 sinh viên có một giáo viên trực tiếp hướng dẫn. Với số lượng như vậy sinh viên được hướng dẫn tỉ mỉ các kỹ năng cần thiết của một kế toán. Sinh viên có thể tự mình hoàn thành các công việc của một kế toán viên ngay sau khi kết thúc khóa học.

 


Một giờ học của sinh viên khoa Kế Toán

4. Ngay từ khi sinh viên vào học tại Đại học Đại Nam đã được nhà trường chú trọng tăng cường giảng dạy kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống khó khăn, bất ngờ, kỹ năng làm việc theo nhóm, …). Trình độ ngoại ngữ của sinh viên cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Đại học Đại Nam. Sinh viên được học tiếng Anh ở tất cả các học kỳ để đảm bảo khi tốt nghiệp đạt điểm TOEIC tối thiểu là 450.

Bởi vậy, sau 4 năm ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên Kế toán - Đại học Đại Nam thực sự khác biệt khi được trang bị  đầy đủ những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, những tri thức hiện đại về kinh tế pháp luật tài chính - tiền tệ ngân hàng, những nguyên lý cơ bản về nguyên lý kế toán, quản trị tài chính, marketing ... đặc biệt là trình độ chuyên sâu về và kỹ năng thực hành kế toán trong các ngành công nghiệp, thương mại, xây dựng cơ bản, dịch vụ, ngân hàng ... thuộc tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đơn vị hành chính sự nghiệp. Sinh viên cũng năng động, tự tin bởi vốn kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ, tin học, đầy đủ hành trang dự tuyển vào các doanh nghiệp hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp. Theo thống kê, có đến hơn 90% sinh viên Kế toán Đại học Đại Nam đã có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp trong vòng 3-6 tháng, có mức thu nhập ổn định. Có những trường hợp sau ba năm ra trường đã được bổ nhiệm chức vụ Kế toán trưởng, được doanh nghiệp đánh giá cao về năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Theo phản ánh lại từ một số nhà tuyển dụng, sinh viên Kế toán- Đại học Đại Nam đã rất tự tin  trong quá trình phỏng vấn, sát hạch vào làm việc tại doanh nghiệp, vượt qua nhiều đối thủ đến từ các trường Đại học khác. Bởi vậy, tỉ lệ ứng viên là sinh viên Đại Nam trúng tuyển vào các doanh nghiệp có tên tuổi tương đối cao. Đó là những tín hiệu tốt chứng minh hướng đi của Khoa Kế toán nói riêng và Đại học Đại Nam nói chung là thực sự phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của xã hội hiện nay, giúp sinh viên có nhiều cơ hội tìm được việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp.