6/6/2018

2335

5 tố chất của người làm nghề Quan hệ công chúng và truyền thông

Truyền thông là công việc hấp dẫn dành cho những bạn trẻ năng động và sáng tạo. Liệu bạn có phù hợp với ngành Truyền thông hay không? Trường Đại học Đại Nam liệt kê ra 5 tố chất quan trọng nhất của người làm truyền thông.
Truyền thông là công việc hấp dẫn dành cho những bạn trẻ năng động và sáng tạo. Liệu bạn có phù hợp với ngành Truyền thông hay không? Trường Đại học Đại Nam liệt kê ra 5 tố chất quan trọng nhất của người làm truyền thông.


Hiểu rõ đối tượng công chúng của mình

Truyền thông là công việc thực hiện các chiến dịch hướng tới các đối tượng công chúng khác nhau. Ứng với từng chiến dịch, người làm truyền thông cần biết phân chia các đối tượng công chúng theo những tiêu chí khác nhau để có thể xây dựng chiến dịch truyền thông hiệu quả như công chúng trực tiếp, công chúng gián tiếp, công chúng mục tiêu, công chúng liên quan,…

Sự tập trung

Truyền thông là một ngành nghề đặc thù, đòi hỏi phải tập trung cao độ trong mọi hoạt động của chiến dịch. Trong phương hướng hoạt động hiệu quả, từng bước đi cần là một điểm vững chắc cho sự phát triển và thành công của chiến dịch. Nếu chỉ sơ sẩy một chút trong hoạt động thì có thể toàn bộ những hành động cố gắng trước đó sẽ đổ xuống sông xuống biển.

Thu hút sự chú ý

Người làm truyền thông luôn có một tác phong, phong thái đặc biệt trong mọi hành động, lời ăn tiếng nói của mình. 90% sự thu hút lại nằm trong ngôn ngữ cơ thể phi ngôn ngữ. Những điều này nằm trong sự rèn luyện của cá nhân, không phải năng khiếu nên đòi hỏi những chuyên viên truyền thông phải không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện tác phong làm bước đệm vững chắc thành công trong nghề.

Thường xuyên đánh giá bản thân

Truyền thông là ngành nghề biến đổi, luôn có những chuyển biến theo xu hướng thời đại, biến đổi liên tục trong suốt chiến dịch, đòi hỏi người làm truyền thông phải tỉnh táo trong mọi hành động, nhận thức. Một trong những tố chất quan trọng của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng và truyền thông phải rèn luyện được để áp dụng trong công việc là thói quen đánh giá bản thân, liên tục sau mỗi hành động, mỗi kết quả. Điều đó sẽ giúp họ dần phát triển và thành công trong nghề.

Kêu gọi hành động

Bản chất của truyền thông là kêu gọi hành động và nó được thể hiện thông qua người đại diện trong nghề. Bạn cần đảm bảo mình có khả năng thuyết phục, truyền đạt thông điệp qua sự rèn giũa thường xuyên, liên tục để thực hiện tốt chiến dịch, chiếm được tình cảm, sự ủng hộ nhiệt tình của công chúng.

5 tố chất cơ bản trên đòi hỏi người làm nghề Quan hệ công chúng và truyền thông không ngừng học hỏi, tích lũy thông qua việc học tập và làm việc thực tế.

Hiện nay có một vài trường Đại học đang đào tạo chuyên nghiệp đội ngũ nhân sự ngành PR, truyền thông, đáp ứng những nhu cầu thiết thực trong doanh nghiệp, trong đó phải nói tới trường Đại học Đại Nam, một trong những trường đại học tư thục chất lượng, chú trọng trong công tác đào tạo hiện nay.

Trong quá trình đào tạo, sinh viên được cung cấp đầy đủ, vững chắc kiến thức chuyên môn; chú trọng nâng cao kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,…thông qua các hoạt động, chương trình thực tiễn cho sinh viên. Đặc biệt, trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn tối thiểu TOEIC 450 đáp ứng vừa đủ yêu cầu của các tổ chức doanh nghiệp đề ra, hỗ trợ sinh viên có thể tiếp cận, làm việc được trong môi trường quốc tế.

Để tìm hiểu về ngành, chương trình đào tạo và cơ hội việc làm trong ngành Quan hệ công chúng tại Đại học Đại Nam, thí sinh liên hệ:


THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
PHÒNG TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐH ĐẠI NAM

Địa chỉ: 56 Vũ Trọng Phụng –Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: (024) 62 60 2929/ 62 59 2828
Website: tuyensinh.dainam.edu.vnDainam.edu.vn
Hotline: 0961 59 5599 / 0931 59 5599

Tải mẫu đơn xét tuyển năm 2018: Tại Đây